Trung Quốc thu giữ hơn 1 tấn ngà voi ma mút

2025-01-17 19:15:46

Voi ma mút theo mô phỏng của các nhà khoa học

Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết lô hàng này tới từ Nga, bị bắt giữ tại cảng Luobei, tỉnh Hắc Long Giang, miền Đông Bắc Trung Quốc. Trong đó, có hơn 100 ngà voi ma mút, 37 sừng tê giác và hơn 1 tấn ngọc bích. Tất cả được cất giấu trong khoang bí mật của một chiếc xe tải.

Ngà voi lớn nhất bị tịch thu có chiều dài lên tới hơn 1,6m - một nhân viên hải quan cho biết. Theo nguồn tin, người lái xe tải đã bỏ chạy khi bị cảnh sát kiểm tra. Anh này và một người khác đã bị bắt giữ sau đó.

Lô hàng nói trên là một trong số các vụ mua bán ngà voi ma mút đang ngày một gia tăng giữa Nga và Trung Quốc. Do ảnh hưởng của tình trạng nóng lên toàn cầu, những xác voi ma mút nằm trong băng đá hàng nghìn năm đang bị khai thác dễ dàng hơn.

Theo ước tính của Giáo sư Douglas MacMillan, chuyên gia về bảo tồn và kinh tế thuộc Đại học Kent, có khoảng 10 triệu xác voi ma mút "đang được bảo quản trong vùng băng giá vĩnh cửu ở khu vực Bắc Cực".

Quan chức Trung Quốc bên các tang vật bị thu giữ

Mặc dù voi ma mút đã tuyệt chủng, một số chuyên gia vẫn cho rằng nên cấm buôn bán ngà của chúng. Lý do là ngà voi ma mút thường được coi như ngà voi thông thường, khiến nhu cầu tổng thể về ngà voi gia tăng.

Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu có quan điểm trái ngược. Giáo sư MacMillan cho rằng một lệnh cấm sẽ không giúp ngăn chặn nạn buôn bán ngà voi ma mút, mà còn hối thúc hoạt động thương mại trái phép và "thu hút sự quan tâm của tội phạm có tổ chức".

Thống kê cho thấy hơn 50% số ngà voi được bán cho Trung Quốc - thị trường lớn nhất thế giới - là ngà voi ma mút. Thành phố Hong Kong là điểm đến chính của các mặt hàng này. Tại đây, ngà voi thường được sử dụng để làm đồ trang sức hoặc một số sản phẩm khác.

Theo hãng tin BBC, chính quyền Trung Quốc đã tuyên bố sẽ áp dụng lệnh cấm mọi hoạt động buôn bán, chế tác ngà voi vào cuối năm nay.

Hầu hết các loài voi ma mút trên thế giới đều đã tuyệt chủng cách đây khoảng 10.500 năm. Các nhà khoa học tin rằng hoạt động săn bắn của con người và sự thay đổi môi trường đã góp phần khiến loài động vật khổng lồ này biến mất hoàn toàn.

Trọng Sang

Nguồn bài viết : TK tần suất loto cặp

Top